Thời gian: 15:00 - 17:00 - Thứ 2 ngày 15/5/2017
Địa điểm: L'Espace Convention Stage, 24 Tràng Tiền, Hà Nội
Click vào đây để xem địa điểm tại Google Maps
Ngôn ngữ: Tiếng Anh
Support: 0904257000 (Anh Tuấn)
WTO - Dấu mốc đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp Việt Nam
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) được biết đến là một tổ chức có uy tín, giữ vai trò là cơ quan quốc tế duy nhất giải quyết các quy định về thương mại giữa các quốc gia. Câu lạc bộ thương mại này có thể được coi là lớn nhất thế giới do lượng trao đổi hàng hóa giữa các hội viên có thể lên tới 90% tổng số giao dịch toàn cầu.
Sau hơn 10 năm chuẩn bị và đàm phán, sự kiện Việt Nam gia nhập WTO vào ngày 11 tháng 1 năm 2007 có thể coi là một dấu mốc đáng nhớ, biểu hiện sự công nhận của cộng đồng quốc tế trong nỗ lực hiện đại hóa nền kinh tế của đất nước hàng thập kỷ qua.
Tháng 1 vừa qua cũng chính thức tròn 10 năm Việt Nam gia nhập vào tổ chức mang tầm cỡ thế giới này. Thành công đi kèm với khó khăn và những cơ hội, thách thức là những điều mà chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam cần xác định để có những chiến lược đúng đắn và kịp thời trong xu thế hội nhập hiện nay.
Những thành tựu đáng tự hào
Sau 10 năm gia nhập WTO, kinh tế Việt Nam đã đạt được những bước phát triển mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ. Lợi ích có được từ tự do hoá thương mại và các chính sách mở cửa theo các hiệp định của WTO đã thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam. Doanh nghiệp Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường lớn hơn và mở ra nhiều cơ hội xuất khẩu hơn. Giá trị xuất khẩu vì thế cũng đã tăng gấp ba lần.
Khó khăn và cơ hội
Thực tế cho thấy dù năng suất lao động của Việt Nam đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua, tuy nhiên vẫn xếp sau một số nước láng giềng ở khu vực Châu Á. Tương tự, việc xuất khẩu, chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc các sản phẩm định hướng tập trung như may mặc, giày dép đã tăng vọt nhưng thâm hụt thương mại vẫn tồn tại trong suốt 10 năm qua. Nhìn chung, thị trường hàng hóa có mức thuế nhập khẩu đã được cắt giảm, đồng thời sự phân biệt đối xử cũng gần như bị xóa bỏ. Quan trọng hơn nữa, việc gia nhập vào một tổ chức mang tầm cỡ quốc tế như WTO giúp Việt Nam củng cố thêm vị trí của mình trên trường quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trên con đường đối ngoại của mình.
Cùng không ít những thách thức trước mắt
Đồng thời trong quá trình tham gia WTO, Việt Nam cũng đã phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, khi việc cải cách để hiện đại hóa và thương mại hóa ngành nông nghiệp bị đẩy nhanh.
Hội nhập kinh tế quốc tế còn đặt ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Bên cạnh đó, việc gia nhập một môi trường quốc tế cũng kéo theo nhiều sự cạnh tranh gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện rộng hơn, sâu hơn.
Để có cái nhìn thực tế hơn về vấn đề này, mời Quý vị tham gia hội thảo: “Nhìn lại 10 năm Việt Nam tham gia WTO: Những kết quả, cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp trong nước”.
Cũng trong dịp này, ông Lamy sẽ giới thiệu cuốn sách Thế giới đi về đâu ? Thị trường hay vũ lực (nhà xuất bản Odile Jacob). Trong tác phẩm này, cùng với đồng tác giả Nicole Gnesotto đã có tiếng nói mạnh mẽ ở châu Âu với trải nghiệm riêng biệt của mỗi người trao đổi cùng nhau cách họ nhìn nhận sự vận động của thế giới hiện nay và tự vấn về những lực lượng áp đảo đang tạo nên các thế cân bằng quốc tế.
Mr. Pascal Lamy
Nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
Ông Pascal Lamy giữ chức Tổng Giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) các nhiệm kỳ 2005 - 2009 và 2009 - 2013.
Ông tốt nghiệp trường Quốc gia về Hành chính cộng đồng, sau đó làm việc ở Bộ Tài Chính nước Pháp. Năm 1981, Bộ trưởng Tài chính nước này Jacques Delors đã lựa chọn Lamy làm nhà tư vấn. Đến năm 1985 khi Delors trở thành Giám đốc Ủy ban châu Âu, ông này đã đề cử Lamy giữ chức trưởng ban Tài chính. Năm 1999, Pascal Lamy chính thức đảm trách cương vị Cao ủy Thương mại EU cho tới ngày 1/11/2004.
Trong những năm làm việc, ông góp phần lớn vào sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO, trong đó có việc cùng nguyên Bộ trưởng Thương mại (nay là Bộ Công Thương) Trương Đình Tuyển đặt bút ký vào Nghị định thư gia nhập WTO của Việt Nam ngày 7/11/2006.